ĐỪNG ĐỂ MÁ PHANH QUÁ MÒN

Cập nhật lúc 09:13:39 ngày 09-06-2021

Má phanh bị ăn mòn, đĩa phanh cong vênh chính là nguyên nhân gây ra tiếng kêu, đồng thời, phá hủy cả hệ thống phanh khiến việc điều khiển xe của bạn mất an toàn. Sau một thời gian sử dụng thì má phanh sẽ bị mòn đi do việc sử dụng vì vậy việc thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng sẽ không những kéo dài tuổi thọ của các chi tiết trong hệ thống phanh mà còn đảm bảo an toàn trong quá trình vận hành. Việc kiểm tra độ mòn má phanh tương đối dễ dàng bạn có thể tự làm được điều này.

Dấu hiệu nhận biết má phanh phải thay thế

Quan sát trục bánh xe sau ta thấy long đen khắc hình mũi tên hay còn gọi là vòng chỉ thị độ mòn má phanh. Khi chúng ta đạp canh thì mũi tên sẽ di chuyển sang trái nếu mũi tên trên vòng chỉ thị độ mòn má phanh trùng với hình mũi tên cố định trên trục bánh xe thì đồng nghĩa với việc má phanh đã đến lúc phải thay thế.

Có một cách để nhận biết má phanh bị mòn đó là khi bạn cảm thấy dấu hiệu phanh không còn chính xác. Thông thường xe máy vận hành sau 15.000 – 20.000 km sẽ cần thay thế má phanh.

Lưu ý khi thay má phanh

Theo kinh nghiệm của những kỹ thuật viên sửa chữa xe máy tại Honda Hưng Phát thì chọn mua má phanh cần dựa vào tốc độ vận hành xe. Tuyệt đối không dùng má cũ với đĩa phanh mới.

Có hai loại má phanh dùng trên xe máy: má phanh hữu cơ và má phanh nung kết.

Má phanh hữu cơ làm từ vật liệu tự nhiên như cao su, hoặc Kevlar (sợi polyamide thơm). Chúng được gắn kết với nhau và có khả năng chịu nhiệt. Ưu điểm của loại này là không gây ô nhiễm môi trường, dễ gia công, mềm, làm việc êm nhưng nhược điểm nhanh mòn.

Má phanh nung kết chịu mài mòn và nhiệt độ cao vì thành phần chủ yếu là các hạt kim loại (đồng hoặc một số hợp kim chịu mài mòn, nhiệt độ cao). Mọi loại má phanh đều có nhiệt độ làm việc tối ưu. Khi vượt quá giới hạn này bề mặt làm việc bị chai dần. Quá nhiều nhiệt truyền vào xi lanh có thể làm sôi dầu, chảy gioăng cao su dẫn đến mất phanh. Để đáp ứng quá trình làm việc liên tục, cường độ cao, cơ cấu phanh xe đua thường thiết kế hệ thống làm mát đặc biệt. Khe nhỏ trên mặt má phanh, lỗ trên đĩa giúp tiêu tán nhiệt, loại bỏ nước, bụi bẩn trên bề mặt khi má tiếp xúc với đĩa.

 Rà phanh

Rà phanh ngay sau khi thay mới luôn cần thiết bởi nó mang lại nhiều lợi ích. Nếu cả má và đĩa đều mới, việc này giúp tạo ra quá trình sinh nhiệt đúng khi phanh, nó cũng truyền một lớp vật liệu mỏng từ má sang đĩa, tăng cường độ bám dính giữa hai bề mặt. Trong trường hợp má mới, đĩa cũ, rà phanh chính là công đoạn giúp má thích ứng với bề mặt đĩa, nên phanh rà (phanh nhẹ) trong 100 km đầu tiên để tăng tuổi thọ má. Tuyệt đối không sử dụng má cũ với đĩa mới, bởi các vân xước trên má sẽ làm hỏng mặt đĩa.

Hướng dẫn kéo dài tuổi thọ các chi tiết trong hệ thống phanh 

+ Sử dụng đồng thời cả hai phanh (trước và sau) với lực phanh tăng dần 

+ Khi đổ đèo hoặc xuống dốc nên kết hợp sử dụng phanh bằng động cơ (về số thấp)

+ Thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng hệ thống phanh và thay dầu phanh định kỳ 

+ Vệ sinh đất,cát bám vào hệ thống phanh sau khi đi mưa hay qua đoạn đường lầy lội 

+ Sử dụng và thay thế bằng phụ tùng chính hãng các chi tiết trong hệ thống phanh để đảm bảo an toàn cho bản thân cũng như những người lưu thông. Hy vọng những thông tin này giúp bạn có thêm kinh nghiệm về má phanh để làm tăng sự an toàn khi đi xe máy 

Trên đây là những chia sẻ của Honda Hưng Phát về dấu hiệu cần phải thay má phanh xe máy và những lưu ý đi kèm sau khi thay má phanh. Nếu bạn muốn chia sẻ hoặc góp ý thêm cho bài viết này cũng như dịch vụ của Honda Hưng Phát, hãy liên hệ chúng tôi qua số Hotline: 19009435 để được tư vấn.

Viết đánh giá

Họ và tên:

Đánh giá của bạn:

Lưu ý: Không hỗ trợ HTML!
Bình chọn:
Thiết kế bởi Aptech
Báo giá ngay Gọi tư vấn miễn phí